K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 12 2021

Ông Sáu hi sinh và sự ra đời của chiếc lược ngà.

19 tháng 6 2021

Lần sau viết cả đoạn văn ra em nhé, chứ giờ chị chả còn SGK nữa mà nhìn cơ 

1. Hai câu chứa hình ảnh so sánh: 

''Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như ngươi thợ bạc.''

''Cây lược chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh''

2. Thuộc kiểu tính từ

Tác dụng: Các từ ấy diễn tả sự cẩn thận, gửi gắm toàn bộ tình cảm của mình dành cho con lên cây lược của anh Sáu

3. Thể hiện tình cảm của anh Sáu dành cho con, để mỗi khi con chải tóc sẽ nhớ đến anh

4. Vì cây lược này chưa trao đến tay bé Thu, anh Sáu coi nó như món quà quý giá dành cho con và coi là khi cầm nó là luôn có con ở bên cạnh

5. ''Một ngày cuối năm...bị hi sinh'' (Câu này em tự chép nhé)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:    … Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.    - Tôi sẽ mang về...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

    … Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.

    - Tôi sẽ mang về trao tận tay cháu.

    Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi.

(Trích Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)

1. Người kể chuyện trong đoạn trích trên là ai? Cách chọn vai kể như vậy có tác dụng gì?

2. Cụm từ “nhắm mắt đi xuôi” trong đoạn văn trên có ý nghĩa gì? Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn này.

3. Bằng đoạn văn ngắn, hãy nêu ý nghĩa của hình tượng chiếc lược ngà trong đoạn trích trên.

1
17 tháng 6 2017

1. Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ nhất - nhân vật ông Ba kể chuyện, xưng “tôi”. Ngôi kể này có tác dụng tạo ra độ chính xác, tin tưởng cao, khi nhân vật trực tiếp thuật lại câu chuyện bản thân chứng kiến.

2. Cụm từ “nhắm mắt đi xuôi” để chỉ cái chết nhẹ nhàng, thanh thản (0,5 điểm)

Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn “Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi”: biện pháp nói giảm nói tránh được sử dụng nhằm giảm bớt sắc thái đau đớn khi diễn tả cái chết của ông Sáu (0,5 điểm)

3. Ý nghĩa hình tượng chiếc lược ngà

- Chiếc lược ngà ở đây được lựa chọn làm tên nhan đề tác phẩm. Câu chuyện cảm động về tình cha con giữa ông Sáu và bé Thu được trong hoàn cảnh chiến tranh đã làm rõ tư tưởng của tác phẩm (0,5 điểm)

- Nêu tóm tắt lại nội dung câu chuyện, trước khi trở về mặt trận ông Sáu hứa tặng bé Thu chiếc lược ngà (0,25 điểm)

- Chiếc lược ngà là tất cả tình cảm, sự yêu thương và hối hận của ông Sáu dành cho con “Anh cưa từng chiếc răng lược tỉ mỉ thận trọng cố công như người thợ bạc, gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét “Yêu nhớ tặng Thu con của ba” (0,25 điểm)

- Chiếc lược ngà như gỡ rối được một phần tâm trạng của anh.

- Chiếc lược ngà như gỡ rối được một phần tâm trạng của anh. Chiếc lược ngà trở thành biểu tượng của tình thương con, chăm sóc cho con, nỗi nhớ mong con gái của ông Sáu (0,25 điểm)

- Ông Sáu hi sinh vẫn không kịp trao tận tay con chiếc lược ngà, đây là chi tiết gây xúc động trong lòng người đọc, cũng mang giá trị tố cáo chiến tranh chia cắt tình thân, gây ra nhiều đau đớn. (0,25 điểm)

→ Chiếc lược ngà đạt giá trị sâu sắc về mặt nội dung và hình thức, trở thành biểu tượng đẹp đẽ về tình phụ tử, và để lại ấn tượng sâu đậm cho người đọc. (0,5 điểm)

- Trình bày sáng rõ, bố cục khoa học, không mắc lỗi chính tả (0,5 điểm)

Lời dẫn trực tiếp của đoạn văn mà anh thanh niên sử dụng trong đoạn văn là: "Thế là một - hòa nhé".

Đoạn văn sử dụng hình thức ngôn ngữ tự sự và miêu tả để thuật lại và diễn tả sự việc đã xảy ra trong quá khứ với ông họa sĩ và cô kĩ sư.

17 tháng 5 2018

1. Hình thức:

  • Đúng thể thức một bài văn ngắn, đảm bảo bố cục ba phần rõ ràng.
  • Kĩ năng làm văn nghị luận nhân vật văn học trong đoạn trích tốt.
  • Hành văn trong sáng, lập luận chặt chẽ, không mắc các lỗi diễn đạt, chính tả, ngữ pháp.

2. Nội dung:

a. Mở bài

  • Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm
  • Ấn tượng chung về vẻ đẹp của nhân vật ông Sáu và trong đoạn trích.

b. Thân bài

* Khái quát:

  • Vị trí của đoạn trích
  • Tóm tắt cốt truyện
  • Giới thiệu được hoàn cảnh của ông Sáu: Chiến tranh đã làm cha con ông Sáu phải chia lìa. Nhiều nãm xa cách, ngày ông về thăm nhà, đứa con gái duy nhất của ông không thể nhận cha ngay vì gương mặt ông đã bị thương tích làm thay đổi. Khi con bé hiểu ra và nhận cha cũng là lúc ông Sáu phải lên đường trở lại chiến trường với lời hứa mang về cho con cây lược. Tình yêu thương con sâu sắc và phẩm chất kiên cường của một người chiến sĩ của ông Sáu đã được khắc họa cảm động đoạn trích trên.

(Lưy ý thông tin đã có ở mở bài thì không cần phải nêu ở thân bài)

* Cảm nhận:

  • Ông Sáu trở lại chiến trường với nỗi ân hận dày vò vì trót đánh con và lời hứa mang về cho con cây lược. Khi tìm được khúc ngà, ông vui vì có thể giữ lời hứa với con, vì sẽ có một món quà cho con gái.
    • Để thực hiện lời hứa, ông lấy vỏ đạn hai mươi ly của Mỹ, đập mỏng làm thành một cây cưa nhỏ, cưa khúc ngà thành từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc

=> Ông Sáu làm cây lược với tất cả tâm huyết, tình yêu thương và nỗi nhớ con, người cha ấy như hình dung được niềm vui của con gái khi nhận được món quà. Ông muốn món quà cho con gái phải thật hoàn hảo nên đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét trên sống lưng lược một hàng chữ nhỏ: "Yêu nhớ tặng Thu, con của ba".

    • Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của ông. Những đêm nhớ con, ông ít nhớ đến nỗi hận đánh con, nhớ con, ông lấy cây lược ra ngắm nghía rồi cài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Những hành động, việc làm của ông toát lên một sự tỉ mỉ, ân cần, chu đáo, toát lên tình cảm nồng ấm của một người cha. Phải chăng khi ấy ông đang hình dung được chải mái tóc dài của con?
  • Người cha, người chiến sĩ ấy đã không kịp thực hiện lời hứa với con. Trong một trận càn lớn của quân Mỹ- ngụy, ông Sáu bị hy sinh. Ông bị viên đạn của máy bay Mỹ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, ông đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho người đồng đội, ánh mắt tha thiết của ôngnhư muốn kí thác một điều gì đó thật thiêng liêng.
  • Ông Sáu vĩnh viễn nằm lại chiến trường, sự hi sinh vì Tổ quốc của ông đã thể hiện phẩm chất cách mạng kiên trung. Tình yêu ông dành cho con mãi mãi không thể chết. Tình yêu của người cha hiển hiện trong chiếc lược ngà. Chiếc lược là một món quà vô giá, là kỉ vật duy nhất của ông Sáu, cây lược là minh chứng cho tình yêu con vô bờ bến của một người cha...
  • Suy nghĩ về tình phụ tử trong gia đình hiện nay:
    • Tình phụ tử luôn là tình cảm thiêng liêng đáng trân trọng trong mọi thời đại.
    • Ngày nay tình phụ tử trong gia đình vẫn luôn sâu sắc, nồng ấm, thiêng liêng, cao đẹp.
    • Bên cạnh đó vẫn có những gia đình mối quan hệ cha con không tốt đã làm mất đi giá trị đạo đức gia đình, xã hội....

* Đánh giá

  • Cốt truyện chặt chẽ, tình huống truyện hấp dẫn, cách kể chuyện...
  • Nguyễn Quang Sáng đã khắc họa thành công ông Sáu là người có tình yêu con sâu sắc, mãnh liệt. Tình cảm ấy được bộc lộ rõ nét qua những ngày ông Sáu trở về khu căn cứ.
  • Nhân vật ông Sáu đã góp phần làm nên thành công cho truyện ngắn "Chiếc lược ngà" nói riêng và sự nghiệp của Nguyễn Quang Sáng nói chung.
  • Liên hệ đến những câu thơ, câu hát có cùng chủ đề...

c. Kết bài

Khẳng định vài trò của nhân vật, của tác phẩm và sức sống của nó trong dòng chảy thời gian.

17 tháng 5 2018

A. Giới thiệu chung
- Tác giả: Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Trong kháng chiến chống Pháp, ông tham gia bộ đội, hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. Từ sau năm 1954, tập kết ra miền Bắc, Nguyễn Quang Sáng bắt đầu viết văn. Những năm chống Mỹ, ông trở về Nam Bộ tham gia kháng chiến và tiếp tục sáng tác văn học. Tác phẩm của ông thuộc nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim và hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như trong thời bình.

- Tác phẩm: Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” được viết năm 1966, khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ và được đưa vào tập truyện cùng tên.
- Nhân vật ông Sáu là nhân vật chính của tác phẩm, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc. Đặc biệt là ở đoạn trích từ: “Tôi vẫn còn nhớ buổi chiều hôm đó… Anh mới nhắm mắt xuôi tay”. Đoạn trích thể hiện vẻ đẹp của tình phụ tử thiêng liêng, sâu sắc của ông Sáu đối với bé Thu trong những ngày ở chiến khu.

B. Trình bày cảm nhận
a. Giới thiệu khái quát cảnh ngộ gia đình ông Sáu và tình yêu thương ông Sáu dành cho con.
- Đất nước có chiến tranh, ông Sáu phải đi công tác khi con gái chưa đầy một tuổi, khi con lớn lên, ông Sáu không một lần được gặp con, được yêu thương chăm sóc cho con.
- Sau tám năm vào sinh ra tử, khi được về thăm nhà, nỗi khao khát được gặp con, được ôm con vào lòng khiến ông không kìm nén được cảm xúc. Tuy nhiên, khi ông vì vết thẹo trên mặt, vết thương do chiến tranh gây ra nên đứa con gái hồn nhiên, ngây thơ của ông nhất định không chịu nhận cha. Đến khi con gái nhận ra thì cũng là lúc ông phải trở lại chiến trường. Lúc chia tay, ông đã cố nén giọt nước mắt vì cách bộc lộ, tình cảm của con đối với mình khiến ông quá xúc động. Niềm hạnh phúc mà ông hằng mong chờ đã tới nhưng quá ngắn ngủi vì đã đến giờ biệt li. Ông chỉ kịp rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên tóc con, lặng lẽ ra đi không hẹn ngày về mang theo một ước nguyện của con là cây lược nhỏ.

b. Cảm nhận về vẻ đẹp nội dung của đoạn trích - vẻ đẹp của tình phụ tử thiêng liêng.
- Luôn ghi nhớ như in lời con dặn vội vàng lúc chia tay “Ba về, ba mua cho con một cây lược nghe ba!”. Điều đó thúc giục ông đến việc làm một chiếc lược ngà. Và ông Sáu đã dồn tất cả tình yêu, nỗi nhớ con vào việc làm cây lược ấy. “Lúc rảnh rỗi anh ngồi cưa từng chiếc răng lược cho đến khi hoàn thành, những đêm nhớ con anh lấy cây lược ra ngắm nghía ”.
- Chiếc lược trở thành một vật quý giá, nó làm vơi đi nỗi ân hận và chứa đựng bao nhiêu tình cảm nhớ thương, yêu mến của người cha đối với đứa con trong xa cách. Chiếc lược ngà trở thành một kỉ vật thiêng liêng, nuôi dưỡng tinh thần chiến đấu cho người chiến sĩ trong những ngày gian khổ.
- Bị thương nặng, chỉ đến khi gửi lại chiếc lược ngà lại cho bạn với lời nhắn nhủ sẽ trao tận tay bé Thu, ông mới yên lòng nhắm mắt.
- Ông Sáu hi sinh khi chưa kịp gửi món quà cho con gái. Đây là tình huống rất cảm động. Những mất mát do chiến tranh gây ra là không gì bù đắp nổi. Tuy không một lời trăng trối nhưng hành động cuối cùng của ông Sáu càng cho ta thấy tình cảm của ông dành cho con thật sâu nặng. Người đồng chí của ông - người kể chuyện đã thay ông làm việc đó. Chiếc lược ngà đã trở thành biểu tượng của tình cha con đời đời.

c. Vẻ đẹp về hình thức nghệ thuật.
- Đoạn văn là lời kể của một người đồng chí của ông Sáu, người đã chứng kiến toàn bộ quá trình ông làm cây lược tặng con gái và thấu hiểu những suy nghĩ, cảm xúc của ông. Đoạn văn vì thế trở nên khách quan, chân thành.
- Ngôn ngữ văn xuôi giàu tình cảm, khả năng miêu tả tâm lí tinh tế, chính xác, bắt nguồn từ một tâm hồn nhạy cảm và tấm lòng yêu thương, trân trọng con người.
- Đặc biệt, nhà văn đã xây dựng một tình huống truyện rất éo le, bất ngờ mà tự nhiên, cảm động; qua đó, phần nào nói lên sự ác nghiệt của chiến tranh.

d. Đánh giá chung.
- Cảm nhận khái quát về đoạn văn, liên hệ bản thân.